Đất ngân hàng thanh lý đa phần sẽ có mức giá mua bán rẻ hơn tới 30% giá bán trên thị trường. Do đó sản phẩm BĐS này hiện đang thu hút không nhỏ nhiều người mua bán. Tuy nhiên đằng sau ưu đãi ấy luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro không lường trước được. Nếu bạn không có kinh nghiệm mua đất thanh lý của ngân hàng rất dễ “sa bẫy” .

Đất ngân hàng thanh lý được hiểu như thế nào là đúng?

Đất ngân hàng thanh lý cơ bản không quá khó để hiểu rõ bản chất.

Đất ngân hàng thanh lý có thể hiểu là loại đất mà ngân hàng tịch thu của đối tượng không có khả năng chi trả số tiền mà họ đã vay để bán ra với giá rẻ nhằm thu hồi vốn lẫn lãi.

Đất ngân hàng thanh lý giá bán rẻ
Đất ngân hàng thanh lý giá bán rẻ

Hiện nay có 2 cách để ngân hàng tiến hành thanh lý đất. Đầu tiên là ngân hàng sẽ cho chính chủ rao bán đất. Nếu chủ đất không có khả năng bán đất thì ngân hàng sẽ trực tiếp rao bán.

Ưu và nhược điểm khi mua đất ngân hàng thanh lý

Đất ngân hàng thanh lý là vậy. Tuy nhiên trước khi bật mí 8 kinh nghiệm mua đất thanh lý của ngân hàng bạn hãy cùng tìm hiểu ưu và nhược điểm của quỹ đất. Điều này sẽ cho bạn cái nhìn chân thực hơn về loại hình bất động sản này. Cụ thể:

Ưu điểm của đất ngân hàng thanh lý

Đất ngân hàng thanh lý thông thường mức giá sẽ bằng 70% – 80% so với thị trường. Do đó một khi ngân hàng thanh lý người mua có thể tiết kiệm được cho mình từ 20% đến 30% giá mua bán. Bởi vì mục đích của ngân hàng không phải là thu lợi nhuận mà chỉ thu hồi vốn.

Không chỉ giá mua bán rẻ mà đất ngân hàng thanh lý còn đảm bảo tính pháp lý hiệu quả. Bởi trước khi ngân hàng thanh lý mảnh đất này đã được kiểm tra kỹ càng các thông tin pháp lý, định gì gắt gao và không có tranh chấp gì. Một khi mua bán người mua sẽ không sợ bị lừa đảo.

Đất ngân hàng thanh lý đảm bảo pháp lý rõ ràng
Đất ngân hàng thanh lý đảm bảo pháp lý rõ ràng

Nhược điểm khi mua đất thanh lý ngân hàng

Bên cạnh những ưu điểm vốn có thì khi mua bán đất thanh lý cũng ẩn chứa các rủi ro nhất định. Đây cũng là lý do bạn cần có kinh nghiệm mua đất thanh lý của ngân hàng từ người đi trước để vững chân khi mua. Cụ thể như:

  • Bắt buộc phải có đầy đủ các bên liên quan nếu không đất sẽ bị tịch thu.
  • Đất thanh lý là tài sản thế chấp nên khi giao dịch các bên không hợp tác sẽ rất khó khăn về pháp lý.
  • Nếu ngân hàng thanh lý mà người vay vốn không đồng ý sẽ dễ xảy ra tranh chấp, kiện tụng mất nhiều thời gian.

8 kinh nghiệm mua đất thanh lý của ngân hàng

Vậy nếu bạn muốn mua đất ngân hàng thanh lý hiệu quả và nhanh chóng thì cần nắm chắc 8 kinh nghiệm mua đất thanh lý của ngân hàng dưới đây. Như vậy thì mới đảm bảo giao dịch thành công, rủi ro hạn chế.

Hãy nắm chắc là đất ngân hàng thanh lý

Không ít trường hợp đất thường gắn mác thanh lý để thu hút người mua. Do đó bạn cần xác định rõ ràng liệu miếng đất mình chọn có phải là ngân hàng thanh lý hay không bằng cách đến trực tiếp ngân hàng kiểm tra.

Dù có nhiều ưu điểm nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro khi mua bán đất thanh lý
Dù có nhiều ưu điểm nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro khi mua bán đất thanh lý

Phải chọn đúng đối tượng giao dịch

Khi mua bán bạn cần xác định đúng ai là người toàn quyền quyết định các vấn đề sở hữu và sử dụng đất trước khi giao dịch. Đặc biệt lúc ký hợp đồng chữ ký của người có quyền thực hiện chuyển giao mới có hiệu lực. Hơn nữa vì tính chất phức tạp của giao dịch nên khi thanh toán bạn nên sử dụng dịch vụ thanh toán 3 bên ngay tại ngân hàng.

Không phải đất thanh lý nào cũng có giá trị

Một sự thật không hề thay đổi là ngân hàng thanh lý đất luôn rẻ so với thị trường. Thế nhưng không phải bất kỳ quỹ đất nào cũng đẹp, cũng đúng chuẩn. Vì thế một khi mua bán bạn cần quan tâm đến giá trị mảnh đất. Ví dụ như:

  • Vị trí
  • Tiềm năng
  • Tính thanh khoản
  • Quy hoạch
  • Mục đích sử dụng

Như vậy thì mới có thể mua được miếng đất đẹp, giá trị tương lai cao.

Kinh nghiệm mua đất thanh lý của ngân hàng là xác định tính thanh khoản
Kinh nghiệm mua đất thanh lý của ngân hàng là xác định tính thanh khoản

Cần định giá tài sản phù hợp

Đa phần mức giá mà ngân hàng đưa ra sẽ rẻ hơn thị trường là 10% – 30%. Thế nhưng vì ngân hàng không phải là tổ chức kinh doanh nên bạn không nên chủ quan. Thay vào đó, bạn cần tham khảo thông tin về thị trường BĐS khu vực. Sau đó tiến hành so sánh giá ngân hàng đưa ra có hợp lý với giá đất khu vực không. Từ đó mới xuống tiền mua bán.

Xác định mức giá cao nhất chấp nhận được

Bất động sản là một tài sản có giá trị. Cho nên sau khi định giá đất mà ngân hàng thanh lý thì hãy cho 1 giá tối đa bạn muốn trả cho miếng đất đó. Nếu không bạn rất dễ dính trường hợp vung tay quá trán. Dẫn đến đã lỗ ngay sau khi mua miếng đất thanh lý đó.

Hãy tìm cơ hội tốt hơn

Trong trường hợp có người khác trả mức giá cao hơn mức giá chấp nhận của bạn xác định ban đầu thì bạn hãy bỏ qua cơ hội đó. Đất ngân hàng thanh lý không phải chỉ 1 lần. Cho nên, đừng quá cố chấp hơn thua trong 1 cơ hội duy nhất.

Hãy để lại nguồn vốn đó và chờ đợi cơ hội tiếp theo. Trong bất động sản, bạn cần nắm chắc là: “Phải lãi ngay khi mua”. Tức là mua với giá hời. Giá thấp hơn thị trường. Chứ đừng mua giá cao hơn thì trường. Việc đó sẽ khiến bạn mất thời gian rất lâu sau này mới hoàn vốn.

Tránh mua miếng đất mà ngân hàng thanh lý quá xa nhà

Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào đi nữa, nếu tài sản của bạn quá xa thì sẽ rất khó quản lý. Trong bất động sản cũng không ngoại lệ. Hãy cân nhắc lựa chọn những khu đất gần nhà. Việc đó giúp bạn dễ dàng trông nôm, dòm ngó.

Có rất nhiều trường hợp khi chúng tôi đầu tư mua đất ở xa đã gặp những trường hợp vỡ khóc vỡ cười.

Có lần chúng tôi mua miếng đất nền, có luôn ngôi nhà cấp 4 tồi tàn ở Cần Thơ. Trước nhà có những cây mai rất đẹp. Chúng tôi mua đầu tư thôi. Nhưng sau khi mua, chúng tôi chưa kịp bứng mai về nữa là đã có người bứng giùm chúng tôi rồi (bị trộm ấy).

Đến khi chúng tôi đến thì có lõm có lõm. Cho nên, nếu mua xa thì hãy có người quen hay là có người trong giữ.

Tìm hiểu và thỏa thuận điều khoản hợp lý trước khi ký kết

“Bút sa gà chết” chính là châm ngôn khi mua bán BĐS. Vậy nên trước khi ký kết hợp đồng bạn cần chắc chắn nắm rõ các nguyên tắc, điều khoản và cam kết trong hợp đồng để tránh rủi ro phát sinh. Bạn cần có ý kiến đóng góp để bảo vệ quyền lợi bản thân. Ví dụ như thời hạn thanh toán, nếu tranh chấp cùng chủ sở hữu thì ngân hàng sẽ làm gì?…Và nếu hợp đồng mập mờ, gây bất lợi thì bạn nên nhờ chuyên gia, luật sư tư vấn rõ ràng.

Kết luận về “kinh nghiệm mua đất thanh lý của ngân hàng”

Đất đai là tài sản sở hữu giá trị cao dù là bình thường hay ngân hàng thanh lý. Do đó chỉ khi bạn thật sự nắm rõ kinh nghiệm mua đất thanh lý của ngân hàng thì mới quyết định mua bán.

Ngoài tham khảo, những kinh nghiệm từ Thiện Nhà Đất. Bạn cũng thể tham khảo thêm những tài liệu khác để giúp bạn trang bị thật nhiều kiến thức về lĩnh vực này. Tranh tình trạng “sập bẫy” trong mua bán bất động sản.

Ở trên, Thiện Nhà Đất đã chia sẻ 8 kinh nghiệm mua đất thanh lý của ngân hàng một cách thực chiến. Đây là một trong những kinh nghiệm mua đất mà chúng tôi đút kết. Bạn đọc của thể xem thêm nhiều kinh nghiệm mua bán nhà đất hay khác tại Website ThienNhaDat.Com

Đặc biệt, nếu bạn là một nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp hay mới tập tành thì hãy xem qua “8 cách đầu tư bất động sản thông minh” và “khóa học bất động sản chuyên sâu” từ chúng tôi.

Liên hệ với Thiện Nhà Đất qua số hotline 0907 684 279 nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì. Bạn sẽ được chúng tôi giải đáp hoàn toàn miễn phí.

 13,211 Khách hàng truy cập,  1 Khách đặt hẹn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *